Các đại gia chăn nuôi vượt qua "cơn bão" dịch tả heo châu Phi như thế nào?

Thursday, 16/04/2020
Đăng bởi Nguyen phong

Dịch tả heo châu Phi gây thiệt hại nặng nghề cho rất nhiều hộ chăn nuôi trong năm Kỷ hợi 2019 nhưng với những trang trại đầu tư bài bản, quản lý chặt chẽ vẫn đứng vững trong cơn bão này.

Ông Lê Văn Tiển, Phó Giám đốc Công ty TNHH quản lý và kinh doanh chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn (TP HCM), cho biết dù dịch tả heo châu Phi gây thiệt hại lớn đến nguồn cung cấp heo nhưng vẫn có nhiều trại heo lớn không bị ảnh hưởng. Chẳng hạn Công ty CP chăn nuôi heo Vĩnh Tân (quận 12, TP HCM) với nhiều trang trại quy mô lớn được quản lý rất chặt, bất cứ ai ra vào đều được kiểm soát kỹ lượng về an toàn, vệ sinh. Ngay cả công nhân cũng bị hạn chế ra bên ngoài. Thức ăn cho công nhân, thức ăn chăn nuôi đều được "soi" rất kỹ, kể cả tiền bạc giao dịch cũng được kiểm tra nghiêm ngặt để tránh mang mầm bệnh từ bên ngoài vào trang trại.

Theo ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, tại thủ phủ chăn nuôi heo nhất cả nước cũng có hàng chục trại chăn nuôi heo quy mô lớn với số lượng hàng chục ngàn con heo được đầu tư bài bản. Giữa lúc dịch tả heo châu Phi hoành hành trên cả nước, họ vẫn xuất bán heo ra thị trường trong bình thường. Các trại heo này được đầu từ hàng chục cho đến cả trăm tỉ đồng tại những khu vực cách xa khu dân cư, trường học, chợ, kể cả các trại heo nhỏ cũng phải cách xa họ tối thiểu 1 km, gần như độc lập với bên ngoài. Công nhân đều phải làm việc, ăn ở ngay tại chỗ. Mỗi tháng chỉ được về nhà một, hai lần còn trong cao điểm dịch thì gần như cấm trại 100%.

Các đại gia chăn nuôi vượt qua cơn bão dịch tả heo châu Phi như thế nào? - Ảnh 1.

Các đại gia chăn nuôi vượt qua cơn bão dịch tả heo châu Phi như thế nào? - Ảnh 2.

Một trại heo heo được đầu tư hàng triệu USD tại tỉnh Bình Phước

Các công đoạn giao dịch heo được các trang trại này lập chốt bên ngoài để tạo vùng đệm cách ly. Chẳng hạn khi heo xuất bán ra bên ngoài, họ sử dụng phương tiện vận chuyển nội bộ đưa heo đến khu vực cách ly để giao cho khách. Những phương tiện này khi ra vào đều được sát trùng liên tục tối thiểu 30 phút mới được vào cổng trại. Ngay tại cổng tiếp tục sát trùng, sau đó xe đưa vào khu vực tập kết và được sát trùng thêm lẫn nữa. Tương tự, thức ăn chăn nuôi bên ngoài cũng được tập kết về khu vực vùng đệm để xử lý bước đầu trước khi cho lên xe nội bộ đưa vào trại. Thậm chí, có trại heo còn đầu tư cả bồn chứa thức ăn bên ngoài và đưa thức ăn vào bằng đường ống.

Bên trong mỗi khu nuôi heo nái, heo thịt, heo con, công nhân có trang phục, giày có màu sắc riêng biệt để quản lý. Công nhân ở khu vực nào chỉ được làm việc tại chỗ, không được phép di chuyển sang khu khác.

Như công ty CP chăn nuôi Duy Cường (Đồng Nai) với quy mô hàng chục ngàn heo vẫn đứng vững trước dịch tả châu Phi. Để được an toàn, doanh nghiệp này khép kín từ việc sản xuất con giống, sản xuất thức ăn chăn nuôi. Mọi hoạt động ra vào trang trại đều được kiểm soát nghiêm ngặt qua nhiều lớp để hạn chế mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào.

Tương tự, ông Nguyễn Trung Hiếu, Giám đốc Công ty chăn nuôi Lộc Phát, cho biết đã đầu tư trên 6 triệu USD cho trại heo ở xã Lộc Hòa, Lộc Ninh, Bình Phước. Đây là trại heo được xem là hiện đại và lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Quy mô trại chăn nuôi lên đến 54 ha, chưa kể khu vực vùng đệm bao bọc xung quanh trang trại khoảng 45 ha để ngăn cách với bên ngoài được trồng bằng nhiều loại cây trồng.

Trại heo giống được vận hành khép kín, với hệ thống chuồng kín có hệ thống làm mát, mọi thứ đều tự động từ cung cấp thức ăn cho heo, vệ sinh chuồng trại…. Theo đó, chuồng trại sạch sẽ, chất thải được đưa vào hệ thống xử lý, tạo môi trường thông thoáng, không có mùi hôi từ chất thải. Ngoài ra, trại heo được bảo vệ nghiêm ngặt, trước khi vào bên trong trại phải được vệ sinh bằng hệ thống "tắm" ướt tự động để tiêu diệt các loại vi khuẩn.

Theo ông Hiếu, ở đây mọi thứ đều được vận hành tuần hoàn, không có khái niệm bỏ đi. Chất thải của heo được đưa vào hệ thống biogas để tạo ra khí gas cung cấp cho máy phát điện phục vụ lại cho trại (đáp ứng 30% nguồn điện của trại). Nước thải được đưa vào hệ thống tưới cho hàng chục ngàn ha cao su trong vùng để tạo nguồn thu và tăng năng suất cho vườn cao su hơn 30%. Chất thải từ heo còn được làm thức ăn cho 3.600 con cá sấu nuôi tại trại. Tại đây còn có nhiều ao nuôi cá với sản lượng lớn.

Theo Nguyễn Hải

Người lao độ

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: